YẾN SÀO – THỰC PHẨM GIÚP LẤY LẠI NĂNG LƯỢNG HẬU COVID

YẾN SÀO – THỰC PHẨM GIÚP LẤY LẠI NĂNG LƯỢNG HẬU COVID

Đừng vội chủ quan khi bạn đã từng là F0 không triệu chứng thì đồng nghĩa bạn có sức đề kháng tốt. Hiện nay, vấn đề hậu covid là điều đang rất được quan tâm vì càng ngày có nhiều người đã từng dương tính đều có chung đặc điểm: rụng tóc, đau đầu, chóng mặt, dễ mệt, rối loạn giấc ngủ, hụt hơi,…

Nguyên nhân do đâu?

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề “hậu covid”, nhưng theo một số nhận định của các bác sĩ thì nguyên nhân có thể do phản ứng tự miễn của cơ thể. Đó là khi F0 khỏi bệnh thì các kháng thể này tấn công và chống lại cơ thể mình, gây ra tình trạng viêm, kết hợp với tình trạng rối loạn thần kinh thực vật kéo dài dai dẳng vài tháng sau khi khỏi bệnh.

Tình trạng viêm có thể đã diễn ra khi bệnh nhân dương tính nhưng không biểu hiện quá rõ rệt. Sau khi âm tính, cơ thể lúc đó đã kiệt quệ năng lượng do hệ miễn dịch đã phải hoạt động hết công suất chiến đấu với virus. Kết hợp những yếu tố trên, chăm sóc sức khoẻ hậu covid là điều thực sự quan trọng và đáng được quan tâm

Lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng luôn là lựa chọn an toàn và thuận tự nhiên

Có thể khi bệnh bạn mới nghĩ đến yến sào hay còn gọi là tổ yến. Thực phẩm bồi bổ bậc nhất của vua chúa thời xưa. Công dụng của yến sào chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta, đó chính lã hỗ trợ tăng cường đề kháng, bồi bổ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Yến sào là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân và những đối tượng nguy cơ: trẻ em, người lớn, người có bệnh nền khi đứng trước nguy cơ lây lan, bùng phát và tái bùng phát của đại dịch covid-19.

Công dụng của yến sào đối với cơ thể và các vấn đề hậu covid-19?

Yến sào giúp bổ não, an thần.

Nghiên cứu cho thấy các vi chất dinh dưỡng trong tổ yến như Mn, Cu, Zn, Br có tác dụng an thần, xoa dịu căng thẳng thần kinh, giúp bộ não ghi nhớ và xử lý thông tin tốt hơn. Ngoài ra, thực phẩm này còn hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp cho người đang bị nhiễm covid và sau covid ổn định giấc ngủ,ngủ ngon hơn.

Giúp cải thiện đường hô hấp giảm đi tình trạng bị hụt hơi,khó thở

Đối với những người hay mắc bệnh đường hô hấp như viêm phổi, ho đàm,  hen suyễn thì tổ yến chính là phương thuốc chữa lành tuyệt vời. Trong Đông y, yến sào có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, giảm ho, làm sạch đàm nhầy ở đường hô hấp và ức chế phản ứng dị ứng gây viêm đường hô hấp, làm sạch phổi, cải thiện chức năng của hệ hô hấp.

Hỗ trợ các vấn đề về xương, khớp cho người lớn tuổi

Yến sào cung cấp nhiều canxi . Những chất này giúp khung xương phát triển toàn diện và chắc khỏe. Qua đó giảm thiểu được nguy cơ các tình trạng đau nhức cơ thể và các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớpviêm khớp.

Bên cạnh đó, tổ yến còn chứa glucosamine- một chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương ở sụn, giúp xương khớp luôn vận hành trơn tru.

Hỗ trợ các vấn đề về tim mạch và tăng cường đề kháng

Yến sào giúp tăng cường chức năng tim, cung cấp nguồn dinh dưỡng vitamin và khoáng chất giúp huyết áp ổn định,đồng thời duy trì tốt hệ thống tim được khoẻ mạnh. Yến sào chứa 18 loại acid amin giúp cân bằng các quá trình trao đổi chất và cân bằng hệ miễn dịch cho cơ thể.

CÁC MÓN ĂN KẾT HỢP VỚI YẾN SÀO GIÚP LẤY LẠI SỨC KHOẺ SAU COVID 19

Yến chưng đường phèn

Nguyên liệu:

Tổ yến đã qua sơ chế, khoảng 5gr/một lần ăn/một người Đường phèn liều lượng tùy thích (khoảng 3 muỗng cafe đường phèn hạt cho 5gr Tổ yến).

Nước để nguội.

Một chén nhỏ (hay thố nhỏ) để chưng cách thủy

Một nồi vừa đủ để đựng chén nhỏ (hay thố nhỏ).

Cách chế biến:

Ngâm yến từ 20-30 phút để yến có độ nở và mềm rồi vớt ra cho ráo nước

– Cho yến vào thố sứ hoặc chén, đổ một lượng nước vừa đủ rồi để yến vào nồi chưng khoảng 20 phút. Sau khi tổ yến đã chín thì cho đường phèn vào

– Có thể ăn nóng hoặc để tủ lạnh tuỳ theo sở thích của mỗi người.

Cháo tổ yến

Nguyên liệu:

Yến tinh chế.

Gạo nếp.

Gạo tẻ.

Hành lá.

Các loại thịt: Gà/Heo/Bò/Hải Sản. Cà rốt, khoai tây.

Dầu ăn, muối, nước mắm, hạt nêm, tiêu

Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Ngâm yến sào vào nước sạch khoảng 45 – 60 phút để yến nở ra hoàn toàn; Gạo vo sạch; Rau củ thái vừa ăn; Hành thái nhỏ; Thịt mang băm nhuyễn.

Bước 2: Cho gạo vào nồi đun khoảng 30 phút.

Bước 3: Khi nước sôi cho tiếp thịt vào.

Bước 4: Cho phần rau củ đã thái vào đun tiếp khoảng 15-20 phút

Bước 5: Cho yến sào vào khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Rắc hành lá, gia vị vào nếm vừa ăn và múc ra chén và dùng.

Yến chưng hạt sen

Nguyên liệu 

3g – 5g  yến tinh chế khô

16 hạt sen khô

3 muỗng café đường phèn

Cách chế biến:

Bước 1: Cho yến tinh chế khô vào chén ngâm khoảng 10phút cho sợi yến nở ra. Tiếp theo hạt sen khô cho vào chén nước sạch ngâm cho mềm khoảng 30phút

Bước 2: Tiến hành chưng cách thủy tổ yến với lửa nhỏ khoảng 20phút cho yến chín, đồng thời luộc riêng hạt sen cho mềm và chín khoảng 25phút

Bước 3: Khi yến và hạt sen đã chín ta cho hạt sen vào chén chưng yến, cho nước đường phèn vào rồi sử dụng.

Những món ăn trên kết hợp với yến vừa dễ chế biến vừa mang lại giá trị dinh dưỡng tuyệt đối. Mặc dù covid để lại khá nhiều những triệu chứng khiến chúng ta giảm đi sức khoẻ nhưng chỉ cần biết kết hợp giữa vận động thể dục và bồi bỗ thực phẩm dinh dưỡng hợp lí sẽ nhanh chóng lấy lại tinh thần và năng lượng.

Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sản phẩm yến sào, cách chế biến tổ yến, cách sử dụng yến sào đúng cách thì hãy liên hệ ngay với yến sào Seabird theo hotline 0901.100.579 hoặc 0977.100.579 để được tư vấn miễn phí 24/24.

chat với chúng tôi qua facebook : https://www.facebook.com/yensaokhanhhoaseabird

tham khảo các sản phẩm nhà seabird tại đây :

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *